Ảnh minh họa CÔNG TÁC BẢO QUẢN TÀI LIỆU THƯ TỊCH HÁN NÔM:

Với tinh thần trách nhiệm cao, trong nhiều năm qua, công tác bảo quản của Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã làm được khá nhiều việc, xin nêu cụ thể như sau:

- Tiến hành sao chụp, nhân thành 3 bản các sách Hán Nôm để phân tán ở các kho khác nhau và tiến tới phục vụ bạn đọc bằng bản photocopy, còn bản gốc đưa vào kho lưu giữ theo chế độ bảo tàng.

 Ảnh minh họa

 Sách Hán Nôm trong kho

- Lập các phiếu quản lý sách Hán Nôm và thác bản văn khắc Hán Nôm, nhằm nêu lên những đặc điểm về nội dung và hình thức của sách, để kiến nghị những biện pháp bảo quản và triển khai nghiên cứu khai thác một cách hữu hiệu nhất.

- Tiến hành bồi vá, tu bổ, phục chế các sách Hán Nôm và thác bản văn khắc Hán Nôm bị rách nát, hư hỏng.

- Làm hộp bảo quản sách Hán Nôm, bởi vì các sách Hán Nôm làm bằng chất liệu giấy dó nên sách rất mềm và khi đưa dựng lên giá sách không đứng được. Do vậy việc làm các hộp bảo quản là rất có tác dụng đối với các sách Hán Nôm.

- Tổ chức và cử cán bộ theo học nhiều lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác bảo quản do chuyên gia Mỹ, Nhật hướng dẫn. Hiện nay cán bộ của Phòng Bảo quản đã tiếp thu được khá nhiều kiến thức về nghiệp vụ bảo quản tài liệu cổ và đã vận dụng vào công tác bảo quản, tu bổ, bồi vá các tài liệu Hán Nôm.

 

CÔNG TÁC BẢO QUẢN

- Số lượng giao nhận tài liệu trong năm khoảng 1.904 lượt đơn vị tư liệu Hán Nôm cùng một lúc đã thực hiện nhiều công việc như: phục vụ bạn đọc, đưa làm phiếu, sao chụp, đóng sách, bồi vá, đưa sách quét CD-ROM. Công việc quản lí tài liệu ra vào kho đã thực hiện đúng qui định, không để xảy ra mất mát hoặc hư hỏng.

- Vào sổ ký hiệu, dán nhãn, tài liệu mới nhập.

- Chống nấm mốc, phun thuốc bảo quản trong các kho sách.

- Quản lý chặt chẽ sách ra vào kho, vệ sinh kho thường xuyên sạch sẽ, bảo quản sách tốt.

- Chống mối định kỳ cho các kho sách và trụ sở cơ quan.

- Thực hiện kiểm kê kho sách.

- Hoàn thành việc lập phiếu quản lý kho sách Hán Nôm.

- Hoàn thành các tập danh mục, đăng kí kí hiệu, dán nhãn các loại tài liệu mới nhập với 2.500 đơn vị tài liệu.

- Tu bổ và phục chế: Đóng sách bìa cậy 333 cuốn, tu bổ 9.955 tờ sách.



Ảnh minh họa CÔNG NGHỆ THÔNG TIN:

Công nghệ thông tin đã được ứng dụng tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm khá sớm. Ngay từ những năm 90 của thế kỷ trước một số phần mềm chữ Hán của Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ và một vài nước khác trong khu vực đã được nghiên cứu sử dụng, ứng dụng và bổ sung cho phù hợp với thói quen và

 Ảnh minh họa
trình độ của người Việt Nam vào việc soạn thảo văn bản, chế bản, tạo vẽ chữ Nôm... Các công việc này, trước đó đều phải viết bằng tay, nay nhờ ứng dụng công nghệ thông tin đã phục vụ đắc lực cho công tác in ấn, xuất bản.

Cũng từ thời gian này, Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã bắt tay cùng với các tổ chức chuẩn hóa ngôn ngữ của các nước trong khu vực có sử dụng chữ tượng hình xây dựng một bộ mã chuẩn dùng chung trên máy tính. Sau nhiều năm tập hợp thư tịch, tuyển chọn chữ Nôm, tham gia hàng chục Hội nghị Quốc tế được tổ chức lần lượt ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, vẽ hàng ngàn chữ Nôm theo quy ước của tổ chức IRG, đến nay đã đưa được khoảng 10.000 chữ Nôm, trong đó có gần 5000 chữ Nôm thuần Việt vào bảng mã chuẩn Quốc tế. Nhiều công ty và tổ chức ở trong nước và ngoài nước đã dựa vào bộ mã chuẩn này để xây dựng lên các bộ font chữ Nôm đang và sẽ được sử dụng rộng rãi.

Nhận thấy khả năng ứng dụng rất rộng rãi của công nghệ thông tin, nhất là trong công tác lưu trữ và xử lý dữ liệu, Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã triển khai CHƯƠNG TRÌNH SAO LƯU SỐ HÓA THƯ TỊCH HÁN NÔM từ năm 1998. Từ đó đến nay, công tác số hóa ngày càng được đẩy mạnh, một mặt nhằm lưu trữ, bảo quản tư liệu lâu dài, chắc chắn dưới một phương thức mới đơn giản, thuận tiện và rẻ tiền. Mặt khác tạo ra nguồn dữ liệu làm cơ sở cho việc xây dựng một kho cơ sở dữ liệu Hán Nôm hoàn chỉnh tích hợp đa ngôn ngữ. Ban đầu, các bộ sách quý hiếm được ưu tiên số hóa trước, rồi đến các phông sách theo chuyên đề, phông sách chữ NÔM cũng đang được số hóa từng bước, tiến tới số hóa toàn bộ kho di sản Hán Nôm hiện nay. Dữ liệu số hóa được ghi trên các đĩa CD rom, đĩa từ có dung lượng lớn và đang được tích hợp vào cơ sở dữ liệu trên máy chủ.

Chiến lược phát triển công nghệ luôn luôn có tính kế thừa và phù hợp với những trang thiết bị hiện có. Ban đầu chú trọng công tác số hóa để phục vụ bạn đọc từ những chiếc đĩa CD rom đơn lẻ trên máy tính cá nhân, tiếp theo tích hợp dữ liệu và xây dựng chương trình đọc duyệt tra cứu thư tịch trên mạng LAN, sử dụng nguồn dữ liệu số hóa đã đủ lớn để phục vụ bạn đọc dưới một phương thức mới thuận lợi, nhanh chóng từ một máy tính bất kỳ khi được kết nối vào mạng dữ liệu nội bộ của Viện, hạn chế tiếp xúc với bản gốc, tiến tới chỉ sử dụng bản gốc trong những trường hợp thật cần thiết.

Cũng từ những kết quả của công tác số hóa, Viện đã bước đầu xây dựng cơ sở dữ liệu toàn văn trên đĩa CD rom, tự động chạy trên máy tính cá nhân, bao gồm cả dữ liệu nguyên bản tiếng Hán và dữ liệu tiếng Việt tương ứng với hai bộ sách sử quan trọng: Đại Việt sử ký toàn thư với 2466 trang và Khâm định Việt sử thông giám cương mục với 4150 trang, rất thuận tiện trong việc đọc, đối chiếu phần nguyên bản với phần bản dịch, đặc biệt thuận lợi trong việc tra cứu thông tin.

Công nghệ thông tin còn được ứng dụng rất sớm trong công tác thông tin tư liệu thư viện, nhiều phần mềm đã được ứng dụng, giúp giảm bớt sức lao động, để tập trung cho công tác chuyên môn, tăng cường khả năng quản lý và truy cập tư liệu ngày càng nhiều và đa dạng, với nhiều đặc thù riêng của công tác khai thác tư liệu Hán Nôm, tạo điều kiện thuận lợi nhanh chóng cho việc tìm tin, đóng góp rất tích cực vào công tác nghiên cứu khoa học.

Có thể nói, công nghệ thông tin thực sự là yêu cầu không thể thiếu được trong công tác bảo quản, nghiên cứu khai thác di sản Hán Nôm.

 

Ảnh minh họa CÔNG TÁC ĐÀO TẠO:

 Ảnh minh họa
Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã tập trung nhiệm vụ nâng cao và bồi dưỡng trình độ chuyên
 Ảnh minh họa
môn sâu cho cán bộ, như tổ chức các lớp: Lịch sử tư tưởng Trung Quốc, Nho giáo Việt Nam, Phật giáo Việt Nam, Tín ngưỡng và tôn giáo Việt Nam, Kinh nghiệm dịch từ Hán sang Việt, Nghiên cứu về chữ Nôm, Thư pháp, Nghiên cứu văn bản học, Ngữ văn học Hán Nôm, Chữ Nôm Tày - Nùng và các khoá bồi dưỡng khác, v.v.

Viện đã hoàn thành tốt kế hoạch đào tạo sau đại học, đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ. Nhiều tiến sĩ và thạc sĩ đã bảo vệ thành công luận án tại Viện với chất lượng xuất sắc, được dư luận đánh giá cao.

ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG

1. Bồi dưỡng kiến thức:

- Tổ chức Lớp chữ Nôm dân tộc .

- Tổ chức Lớp Hán Nôm nâng cao.

2. Đào tạo sau đại học:

- Tạo điều kiện cho các học viên Cao học, NCShọc tập,

- Tổ chức học tập theo chương trình cho các NCS thi các môn chuyên ngành, thi ngoại ngữ nâng cao, thông qua đề cương NCS chi tiết, các NCS thi đều đạt kết quả loại giỏi.



                                                                           ***

III.2. Người hướng dẫn nghiên cứu (Cán bộ cơ hữu tại cơ sở đào tạo)

Họ và tên

Học hàm, học vị

Chuyên ngành cấp bằng

Trịnh Khắc Mạnh

TS. PGS. Văn học

Ngữ văn, chuyên ngành văn học Châu Á

Hoàng Thị Ngọ

TS. PGS. Văn học

Ngữ văn, chuyên ngành Hán Nôm

Nguyễn Tá Nhí

TS. PGS. Văn học

Ngữ văn, chuyên ngành Hán Nôm

Đinh Khắc Thuân

TS. PGS. Văn học

Lịch sử, Ngữ văn chuyên ngành Hán Nôm

Lã Minh Hằng

PGS.TS. Hán Nôm

Ngữ văn, chuyên ngành Ngôn ngữ các dân tộc VN

Nguyễn Công Việt

PGS.TS. Hán Nôm

Ngữ văn, chuyên ngành Hán Nôm

Hoàng Hồng Cẩm

TS. Hán Nôm

Ngữ văn, chuyên ngành Hán Nôm

Nguyễn Thị Oanh

PGS.TS. Hán Nôm

Ngữ văn, chuyên ngành Hán Nôm

Phạm Thị Thùy Vinh

TS. Hán Nôm

Ngữ văn, chuyên ngành Hán Nôm

Phạm Văn Thắm

TS. Hán Nôm

Ngữ văn, chuyên ngành Hán Nôm

Trương Đức Quả

TS. Hán Nôm

Ngữ văn, chuyên ngành Hán Nôm

Nguyễn Hữu Mùi

TS. Hán Nôm

Ngữ văn, chuyên ngành Hán Nôm

* Thí sinh có thể liên hệ với những người hướng dẫn không thuộc cán bộ cơ hữu của cơ sở đào tạo, nhưng phải phù hợp với mã số chuyên ngành.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Phòng Quản lý Khoa học và Đào tạo

Viện Nghiên cứu Hán Nôm, số 183 Đặng Tiến Đông, quận Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 04-35375785

Email: hannom105@vnn.vn

 

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM - VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM

Địa chỉ: 183 Đặng Tiến Đông - Đống Đa - Hà Nội
Tel: 84 24. 38573194 - Fax: 84 24 38570940
Email:vienhannom@gmail.com
Người chịu trách nhiệm: PGS.TS.Nguyễn Tuấn Cường
Lượt truy cập: